Căn cứ pháp lý:
1. Khái niệm tranh chấp thương mại
Tại Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”
Theo quy định trên, có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hoặc xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.
2. Đặc điểm tranh chấp thương mại
Thứ nhất, chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại là thương nhân
Quan hệ thương mại có thể được thiết lập giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với bên không phải là thương nhân. Một tranh chấp được coi là tranh chấp thương mại khi có ít nhất một bên là thương nhân. Ngoài ra cũng có một số trường hợp, các cá nhân tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại: tranh chấp giữa công ty – thành viên công ty; tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, hợp nhất, giải thể, chia, tách…công ty; …
Thứ hai, căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật
Trong nhiều trường hợp, tranh chấp thương mại phát sinh do các bên có vi phạm hợp đồng và xâm hại lợi ích của nhau, tuy nhiên cũng có thể có những vi phạm xâm hại lợi ích của các bên nhưng không làm phát sinh tranh chấp. Nội dung của tranh chấp thương mại là những xung đột về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại. Các quan hệ thương mại có bản chất là các quan hệ tài sản, nên nội dung tranh chấp thương liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các bên.
Thứ ba, về các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại đòi hỏi được giải quyết thỏa đáng nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, bảo đảm trật tự pháp luật, kỷ cương xã hội. Hiện nay tranh chấp thương mại được giải quyết bằng các phương thức : thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án. Mỗi phương thức có sự khác nhau về tính chất pháp lý, nội dung của thủ tục, trình tự tiến hành.
Trên đây là Khái niệm, đặc điểm tranh chấp thương mại Công ty Luật Phạm Danh gửi tới Quý khách hàng. Nội dung tư vấn chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm có hiệu lực hiện hành của các văn bản quy phạm pháp luật.
Để được hướng dẫn chi tiết, hiệu quả quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0913.378.662 hoặc email: luatphamdanh@gmail.com.
Trân trọng!