Học sinh tử vong vì rơi khỏi xe đưa đón: Không thể chấn chỉnh rồi thôi

Học sinh tử vong vì rơi khỏi xe đưa đón: Không thể chấn chỉnh rồi thôi

Vấn đề TNGT liên quan đến phương tiện đưa đón học sinh không phải mới xảy ra. Tuy nhiên, hiện tượng này hơi bất bình thường, liên tiếp trong tháng 11/2021, có tới 3 vụ tai nạn liên quan phương tiện đưa đón học sinh xảy ra vào ngày 1/11, ngày 2/11 và ngày 22/11 vừa qua ở các tỉnh như Gia Lai, Đắc Lắc và Sơn La.

Theo Cục trưởng Cục trẻ em Đặng Hoa Nam, đây là vấn đề chúng ta cần phải giải quyết, bởi vì những vụ việc này, những vụ tai nạn này đã cướp đi sinh mạng và sức khỏe của rất nhiều học sinh và con em của chúng ta.

Chiếc xe 16 chỗ đưa đón học sinh trong vụ tai nạn ngày 22/11 vừa qua, khiến 1 em học sinh tử vong do bị văng ra khỏi xe
Chiếc xe 16 chỗ đưa đón học sinh trong vụ tai nạn ngày 22/11 vừa qua, khiến 1 em học sinh tử vong do bị văng ra khỏi xe

PV: Ngoài trách nhiệm của chủ xe, lái xe các bên liên quan cũng phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Ông Đặng Hoa Nam: Chúng tôi cũng bày tỏ sự đồng tình và đánh giá cao việc vào cuộc kịp thời của UBATGTQG với công điện số 235 ngày 23/11, trong đó đặc biệt đề nghị tập trung vào 2 giải pháp.

Thứ nhất là giải pháp cấp bách là cần phải xem xét trách nhiệm và xử lý nghiêm theo pháp luật các hành vi vi phạm, ở đây có liên quan đến chủ phương tiện với người điều khiển phương tiện.

Thứ hai nữa là các giải pháp mang tính phòng ngừa thì cũng đã được Ủy ban An toàn giao thông quốc gia chỉ ra, đó là cần phải tăng cường và thực hiện ngay việc kiểm tra, thanh tra an toàn các phương tiện giao thông, đặc biệt là các phương tiện đưa đón học sinh; đảm bảo việc có ghế ngồi rồi là phải đảm bảo có thắt dây an toàn trên các phương tiện này.

Ở đây tôi cũng nhấn mạnh một cái chuyện là hình như chúng ta vẫn coi nhẹ đối tượng trẻ em. Đúng ra, các phương tiện đưa đón học sinh, các phương tiện giao thông dành riêng cho trẻ em phải là những phương tiện tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ em.

Nhưng hình như chúng ta đang làm điều ngược lại, những phương tiện lưu học sinh, đặc biệt là khu vực các khu vực vùng sâu, vùng xa thì việc thanh tra, kiểm tra, việc kiểm định an toàn của các thiết bị giao thông còn bị xem nhẹ, cho nên dẫn đến những vụ việc rất đáng tiếc.

Thêm nữa, chúng tôi phải nhắc lại rằng, Thủ tướng Chính phủ trong Chỉ thị số 23 ngày 26/5/2020 về tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ cho Bộ GTVT và UBND các tỉnh, thành phố cần phải tăng cường rà soát các tiêu chuẩn an toàn, phòng ngừa tai nạn giao thông, rồi tăng cường kiểm tra việc chấp hành tiêu chuẩn an toàn giao thông đối với các công trình, các phương tiện giao thông.

Đặc biệt là phương tiện đưa đón các em học sinh, đưa đón trẻ em và phải đảm bảo tối đa mức độ an toàn này và phải xử lý nghiêm những hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả, tôi nghĩ rằng đây là hậu quả nghiêm trọng bởi vì do vô tình hay cố ý hay là thiếu trách nhiệm thì những hành vi mà dẫn đến các vụ việc gây ra tử vong, gây ra tai nạn thương tích cho trẻ em thì đều phải được xác minh, điều tra đến nơi đến chốn.

Tôi cho rằng chúng ta cần phải xử lý nghiêm các hành vi này và cần thiết thì chúng ta cần tiến hành điều tra và khởi tố ở góc độ hình sự.

PV: Để ngăn ngừa và giảm thiểu những vụ việc tương tự các bên liên quan cần phải làm gì?

Ông Đặng Hoa Nam: Theo tôi chúng ta cần phải xem xét đến nơi đến chốn các nguyên nhân chủ quan và nhân khách quan. Ở đây thì nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Có thể đây là một giả thuyết, nhưng sau bối cảnh chúng ta trở lại thích ứng, thích nghi với hoạt động kinh tế xã hội của đại dịch COVID-19, sau đợt bùng phát dịch lần thứ tư thì cũng có những vấn đề gia tăng các vụ tai nạn lao động, gia tăng những vụ việc liên quan đến xe đưa đón học sinh.

Phải chăng nó có nguyên nhân từ việc này sau một thời gian giãn cách xã hội thì các phương tiện, kể cả phương tiện giao thông, kể cả con người điều khiển phương tiện giao thông này chúng ta không hoạt động trong một thời gian dài, do đó là phải chăng là phương tiện giao thông, không được kiểm định không được bảo dưỡng và an toàn.

Thứ hai nữa là những người điều khiển phương tiện này, đặc biệt là những người điều khiển phương tiện công cộng chuyên chở hành khách, chuyên chở học sinh và trẻ em dường như họ bỏ qua hoặc là họ mất đi những cái phản xạ, những kỹ năng về an toàn giao thông.

Đấy là một trong những vấn đề chủ yếu thuộc về chủ quan, trong đó có những người điều khiển phương tiện, có những người quản lý phương tiện, người trách nhiệm về kiểm tra, thanh tra về các tiêu chuẩn an toàn giao thông…

Tôi đều một vụ việc xảy ra và dẫn đến tử vong con người như vậy, đặc biệt là tử vong trẻ em chúng ta càng cần phải xem xét để quy trách nhiệm cụ thể hơn.

PV: Xin cảm ơn ông

Để tìm hiểu thêm, quý thính giả có thể lắng nghe trao đổi giữa phóng viên VOVGT với các vị khách mời trong tọa đàm với chủ đề: “Xe đưa đón học sinh: Quy định đã có, vì sao vẫn liên tiếp tai nạn?” với sự tham gia của các vị khách mời: TS. Trần Hữu Minh – Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia và Luật sư Phạm Thành Tài – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.

Theo VOV Giao thông

zalo
đăng ký
facebook