Với định hướng phát triển nhanh chóng, mục tiêu mở rộng thương hiệu, hiện nay nhiều doanh nghiệp có nhu cầu nhượng quyền thương mại cho các cá nhân, tổ chức khác. Các doanh nghiệp cần nằm được điều kiện nhượng quyền thương mại và các vấn đề liên quan để quá trình nhượng quyền diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.
1. Nhượng quyền thương mại là gì?
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định.
Bên nhượng quyền và bên nhận quyền sẽ thống nhất các vấn đề liên quan qua hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng một sản phẩm hoặc một quy trình hoạt động là một đối tượng sở hữu công nghiệp và đang được bảo hộ.
Nhượng quyền thương mại liên quan đến chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa hoặc các đối tượng sở hữu trí tuệ khác.
2. Điều kiện nhượng quyền thương mại doanh nghiệp cần nắm
Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 1 năm.
Lưu ý: Theo quy định của Nghị định 08/2018/NĐ-CP mới nhất đã bãi bỏ quy định về điều kiện đối với Bên nhận quyền và quy định về hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại.
3. Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Để đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM).
– Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại (theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM).
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận.
– Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
– Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.
– Các giấy tờ trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trong trường hợp doanh nghiệp còn băn khoăn về điều kiện cũng như các loại giấy tờ, thủ tục để đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, có thể hợp tác với các tổ chức, công ty Luật uy tín để được hỗ trợ.
4. Dịch vụ tư vấn nhượng quyền thương mại
Hiểu được những khó khăn của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong việc hoàn thành hồ sơ, thực hiện quy trình đăng ký chuyển nhượng quyền thương mại, Công ty Luật TKB với đội ngũ Luật sư chuyên môn cao sẽ hỗ trợ quý khách nhanh chóng.
Luật TKB sẽ giúp quý khách hàng:
– Tiến hành tra cứu, tư vấn và lựa chọn hệ thống nhượng quyền thương mại phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng;
– Đánh giá tiềm năng và triển vọng khai thác của hệ thống nhượng quyền thương mại được lựa chọn, đánh giá năng lực của bên nhượng quyền;
– Tư vấn pháp lý trong suốt quá trình đàm phán hợp đồng nhượng quyền thương mại;
– Soạn thảo và kiểm tra các điều khoản hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của khách hàng phù hợp với pháp luật Việt Nam và quốc tế;
– Tư vấn các vấn đề tài chính trong hợp đồng nhượng quyền thương mại;
– Tiến hành các thủ tục ghi nhận hợp đồng nhượng quyền thương mại, xin phép tiến hành các giao dịch nhượng quyền thương mại;
– Theo dõi, tư vấn và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong toàn bộ quá trình nhượng quyền thương mại.
Trên đây là tổng hợp thông tin về điều kiện nhượng quyền thương mại cùng các vấn đề liên quan để quý khách tham khảo.
Nội dung tư vấn chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm có hiệu lực hiện hành của các văn bản quy phạm pháp luật. Để được hướng dẫn chi tiết, hiệu quả quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 1900 055 586.